HƯỚNG DẪN LÀM SỮA CHUA TRÂN CHÂU HẠ LONG
Về mô hình kinh doanh thì cũng giống như trà sữa trân châu hay trà chanh. Quán sữa chua trân châu cũng được thiết kế không gian đơn giản với chi phí thấp hơn rất nhiều nếu so với các mô hình chuỗi quán cà phê truyền thống hay quán cà phê tự phục vụ.
Cách làm sữa chua trân châu cốt dừa
Món sữa chua trân châu được kết hợp bởi 3 thành phần chính là trân châu, sữa chua và nước cốt dừa. Chính Sơn sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách làm từng thành phần của món ăn này nhé.
Cách làm trân châu trắng dẻo dai
Nguyên liệu
100g bột năng
60ml nước sôi
20g đường cát
Dụng cụ: nồi nhỏ
Cách làm
Trộn đều bột năng với đường rồi rưới từ từ 60ml nước sôi vào. Bạn vừa cho nước vừa dùng đũa khuấy đều cho để bột ngấm nước.
Kế tiếp, bạn để 5 phút cho bột nguội thì nhào đến khi bột không bị dính tay, bọc bột lại bằng màng thực phẩm và để bột nghỉ khoảng 15 phút.
Bạn tiếp tục nhào bột thành những sợi dài và nhỏ như đầu đũa rồi dùng dao cắt thành từng viên nhỏ vừa ăn, áo hạt trân châu với một lớp bột năng mỏng.
Cho trân châu vào luộc khoảng 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó, bạn tắt bếp, đậy nắp nồi và ủ trân châu thêm 25 phút để trân châu nở đều, dẻo mịn.
Sau thời gian ủ, xả trân châu với nước đá lạnh rồi ngâm với nước đường tạo độ ngọt.
Để đa dạng hơn cho món sữa chua của mình.
Cách làm sữa chua không bị tách lớp
Nguyên liệu
1 hộp sữa đặc
1 lít sữa tươi không đường
1 hộp sữa chua làm men
Dụng cụ: thùng xốp, lọ đựng sữa chua, nồi
Cách làm
Cho 1 hộp sữa đặc vào nồi, thêm 1 lít sữa tươi rồi khuấy đều cho hai loại sữa tan đều. Tiếp theo, bạn đặt nồi sữa lên bếp, đun đến khi sữa nóng, bốc khói nhẹ thì tắt bếp, để sữa hạ xuống nhiệt độ ấm.
Cho vào nồi sữa hộp sữa chua làm men cái, khuấy theo một chiều cho sữa chua tan và hòa quyện. Sau đó, bạn dùng vá múc sữa chua vào lọ chứa.
Chuẩn bị một thùng xốp, thêm nước nóng khoảng 40 – 42 độ C vào rồi lần lượt xếp các lọ sữa chua vào sao cho nước ngập 1/3 lọ, đậy kín nắp thùng và ủ khoảng 8 tiếng là được mẻ sữa chua thơm ngon.
Ngoài cách làm sữa chua như trên, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì có thể sử dụng máy làm sữa chua chuyên dụng. Ưu điểm của loại máy này là bạn chỉ cần pha hỗn hợp theo đúng tỷ lệ rồi bỏ vào máy, cắm điện là yên tâm làm việc khác mà không lo nồi ủ bị mất nhiệt khiến sữa chua hỏng.
Cách làm nước cốt dừa
Nguyên liệu
300g dừa nạo
200ml nước ấm
dụng cụ: túi vải lọc, máy xay sinh tố, nồi nhỏ
Cách làm
Bạn cho dừa nạo, nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn thì lọc qua rây để lấy nước cốt.
Cho nước cốt dừa vào nồi, thêm 1 xíu muối và nấu sôi. Bạn chuẩn bị một chén bột năng, hòa tan với nước rồi cho vào nồi nước cốt dừa, vừa cho vừa khuấy cho đến khi nước cốt hơi sánh là được. Tiếp đó, bạn cho trân châu trắng vào nồi nước cốt dừa, tắt bếp, ủ khoảng 3 – 5 phút.
Hoàn thiện món sữa chua
Bạn cho đá bào vào ly rồi lần lượt cho thêm 100gr sữa chua, 60gr trân châu cốt dừa, rắc lên trên một ít mè rang và dừa nạo là có thể thưởng thức.
Cách làm sữa chua trân châu cốt dừa có phần cầu kỳ nhưng thành phẩm nhận được sẽ khiến khách hàng của bạn “mê mệt”. Cách làm sữa chua hạt đác thơm ngon bổ dưỡng là công thức kế tiếp chúng tôi dành cho bạn. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thêm những công thức đồ uống ngon để kinh doanh hiệu quả.
Các lưu ý khi làm
Không ủ bằng nước quá nóng: Dùng nước quá nóng sẽ làm hỏng men, nên bạn có thể nấu một ấm nước lớn, dùng một phần để pha sữa. Sau khi bạn pha chế xong hỗn hợp sữa thì nước đun sôi cũng sẽ hạ xuống nhiệt độ thích hợp để ủ sữa chua.
Canh thời gian ủ: Lượng men càng nhiều thì sữa sẽ càng chua và đông đặc lại hơn nên thông thường, sau khi ủ khoảng 6 tiếng sữa đã bắt đồng đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Nếu bạn muốn ăn sữa chua ngọt và mềm, thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng nhé.
Đậy kín đồ ủ sữa chua: Bạn hãy đậy kín nồi ủ để có thể duy trì nhiệt độ đủ để lên men sữa chua. Nếu muốn dùng nồi cơm để ủ thì không cần cắm điện. Khi cần duy trì nhiệt độ, bạn có thể đặt một lớp lót để sữa chua không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi và bật chế độ hâm của nồi cơm trong 3 - 4 phút.
Hướng dẫn cách bảo quản
Sữa chua rất dễ lẫn tạp khuẩn, quá trình lên men sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển mạnh, vì thế sữa nhanh chua, nhanh hỏng hơn. Vì vậy sữa chua tự làm tại nhà nên ăn trong vòng 2 ngày.
Nếu muốn sữa chua để được lâu hơn thì bạn nên bảo quản sữa chua ở ngăn mát của tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 8 độ C vì nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình lên men của sữa chua, sữa sẽ lâu chua và ít có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
Khi làm sữa chua bạn nên để trong hũ thủy tinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì nếu như bỏ sữa chua vào hũ nhựa kém chất lượng thì chất độc hại sẽ thẩm thấu vào sữa chua về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trân châu và nước cốt dừa nên được bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ 8 độ C và nên dùng trong 3 ngày.
Đừng chần chừ thêm nữa, bạn hãy bắt tay vào làm sữa chua trân châu nước cốt dừa ngay hôm nay để đa dạng thêm menu cho quán của mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các công thức đồ uống khác trên blog horeca của chúng tôi.
Comments
Post a Comment